Hơn 5.000 VĐV tham gia giải chạy marathon ngắm bình minh biển Vũng Tàu
Ngày 26.1 tại Công viên APEC, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) khai mạc triển lãm tranh với chủ đề "Xuân đất nước, Tết Việt Nam".Triển lãm có hơn 100 bức tranh vẽ bằng chất liệu sơn dầu, acrylic, do các "cây cọ nhí" (từ 9 đến 15 tuổi) của lớp vẽ Ngôi nhà nhỏ sáng tác trong 1 tháng.Đề tài tranh đa dạng từ chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… về mùa xuân, được các em nhỏ sáng tác từ những cảm nhận về nét đẹp văn hóa dân tộc, như hình ảnh tết cổ truyền với bánh chưng, hoa đào, ông đồ, câu đối đỏ…Bên cạnh đó, còn có các cụm tranh thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc với hình ảnh người lính, cờ đỏ sao vàng, biển đảo quê hương…Triển lãm trưng bày tranh với 1 phân khu chính và 3 phân khu phụ, tổ chức tham quan theo hình thức "chuyến tàu mùa xuân", đưa người xem vào hành trình khám phá bức tranh sống động cùng vẻ đẹp mọi miền đất nước, từ sắc đào của núi rừng Tây Bắc đến những phiên chợ hoa bên cành mai vàng hay nơi đảo xa. Trong đó, TP.Đà Nẵng và phố cổ Hội An hiện lên với vẻ đẹp của bãi biển du lịch cùng ngư dân, phố cổ.Triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động phong phú dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng.Một số hình ảnh tại triển lãm:
Microsoft phát triển mô hình AI tự phát triển MAI-1
Phó đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Mette Moglestue nói rằng: "Jon Fosse là nhà văn Na Uy đầu tiên được giải Nobel Văn chương trong 95 năm trở lại đây. Ông là tác giả của một bộ sưu tập đồ sộ các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau từ tiểu thuyết, kịch, thơ, truyện, tiểu luận tới sách thiếu nhi. Việc Thiện Tri thức cho dịch sang tiếng Việt và xuất bản Ánh Sáng trắng của Jon Fosse ở Việt Nam là một hoạt động giao lưu văn hóa tuyệt vời, mang văn học Na Uy tới gần hơn với độc giả Việt Nam. Với cách kể chuyện nhẹ nhàng nhưng không kém phần lôi cuốn, Ánh sáng trắng hứa hẹn sẽ đem tới cho độc giả một trải nghiệm đọc sâu sắc và đầy mê hoặc".
Chàng thanh niên gieo 'nhân trí tuệ'
Anh Sơn Sô Phi cho biết anh luôn tâm niệm trách nhiệm của một cán bộ đoàn không chỉ là tổ chức các phong trào thanh niên mà còn phải gắn kết, đồng hành cùng người dân trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, khi phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được triển khai, anh đã nhanh chóng thành lập đội thanh niên tình nguyện gồm 15 đoàn viên tham gia hỗ trợ người dân.Địa bàn P.2, TX.Vĩnh Châu có đến 330 hộ nghèo và cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở. Từ thực tế đó, anh Phi tích cực kêu gọi nguồn lực, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí và cùng đoàn viên, thanh niên tham gia quá trình xây dựng, như tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu, san lấp nền…Với tinh thần xung kích và trách nhiệm của tuổi trẻ, đội tình nguyện do anh Phi thành lập trở thành lực lượng nòng cốt ở địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng những căn nhà kiên cố cho người dân. Từ khi phong trào được triển khai đến nay, đội đã hỗ trợ xây dựng 34 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa này, anh Phi nói: "Đây không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của tuổi trẻ đối với cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực vận động thêm nhiều nguồn lực để giúp nhiều hộ dân nữa có nơi ở ổn định".Đối với anh Phi và các thanh niên tình nguyện, phần thưởng lớn nhất chính là niềm vui của những hộ dân được giúp đỡ. Ngôi nhà khang trang không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là biểu tượng của sự sẻ chia, mang đến niềm vui, hy vọng. Anh Thạch Sức (27 tuổi), thành viên tham gia phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát, chia sẻ: "Tôi hỗ trợ ngày công lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ dân tại địa phương. Thấy các cô chú hạnh phúc khi có căn nhà tươm tất, tôi vui lắm".Gia đình thuộc hộ cận nghèo ở địa phương, bà Tăng Soi (70 tuổi) được hỗ trợ căn nhà mới. Bà vui mừng nói: "Tôi tuổi cao, khó làm được các công việc nặng nhọc. May nhờ có các cháu đoàn viên, thanh niên đến hỗ trợ di dời đồ đạc để cất nhà mới, tôi rất vui và biết ơn các cháu".Tương tự, bà Lâm Thị Pó (74 tuổi) chia sẻ: "Gia đình nghèo nên có mơ tôi cũng không dám nghĩ đến việc có tiền để sửa chữa căn nhà bị dột nát. Nhờ các cháu thanh niên tình nguyện đến hỗ trợ sửa chữa, tôi có được căn nhà không bị gió lùa, mưa tạt. Tôi mừng rớt nước mắt".Anh Sơn Sô Phi còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa khác như "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Chủ nhật xanh", vận động đoàn viên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa đường giao thông nông thôn, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Anh cũng là tấm gương điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện với trên 20 lần hiến máu.
Sáng 9.2, ông Nguyễn Tấn Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Bình Triều (H.Thăng Bình, Quảng Nam) cho biết, vận động viên bị đuối nước trong vụ lật thuyền đua trên sông Trường Giang ngày hôm qua 8.2, sau thời gian điều trị ở bệnh viện đã tử vong vào sáng nay do bệnh tình quá nặng.Vận động viên tử vong được xác định là anh Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, ở thôn Phước An, xã Bình Hải, H.Thăng Bình).Trước đó, vào khoảng 9 giờ 40 ngày 8.2, tại giải đua thuyền 11 người (giải phụ) thuộc lễ hội Bà Chợ Được năm 2025 diễn ra trên sông Trường Giang (đoạn qua xã Bình Triều), thuyền đua của thôn Phước An khi qua tiêu đã va chạm với thuyền đua thôn Trà Đình (xã Quế Phú, H.Quế Sơn) nên bị lật.Ban tổ chức và lực lượng chức năng kịp thời cứu hộ 3 vận động viên gồm Hoàng Văn H. (26 tuổi), Nguyễn Văn D. (59 tuổi) và Nguyễn Đình Nh. (36 tuổi, đều ở thôn Phước An, xã Bình Hải) và đưa đến Bệnh viện đa khoa Thăng Hoa đóng tại H.Thăng Bình cấp cứu.Sau khi cấp cứu, sức khỏe của anh H. và ông D. đã ổn định. Riêng anh Nh. tiên lượng nặng, phải chuyển tuyến vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam để tiếp tục cứu chữa. Tuy nhiên, do bệnh nhân vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, nguy kịch vì chết não nên được người nhà xin đưa về vào rạng sáng nay 9.2.Cũng tại H.Thăng Bình, cách đây vài ngày, tại giải đua thuyền truyền thống xã Bình Giang xảy ra vụ lật thuyền đua, may mắn không có ai bị thương.
Ngoài Đình Triệu, bóng đá Việt Nam đã từng xảy ra ca mất trí nhớ tạm thời nào?
Liên quan vụ "TP.HCM: Người đi ô tô vụt gậy vào đầu tài xế xe ôm gây bức xúc", ngày 13.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra quyết định tạm giữ đối với Trần Tiến Thịnh (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức) và Thái Hoàng Phương (57 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, cha vợ của Thịnh) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Theo điều tra, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, do ùn tắc giao thông nên trong quá trình lưu thông từ hướng cầu Kinh về đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.26), anh H.T.M (24 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, tài xế công nghệ) đã điều khiển xe máy lấn sang phần đường ngược chiều.Lúc này, xe ô tô do Thịnh điều khiển chạy tới (ở chiều ngược lại, chở Phương) và xảy ra xung đột hướng di chuyển với xe máy của anh M. nên xảy ra mâu thuẫn.Phương và Thịnh xuống xe, vụt gậy 3 khúc vào đầu, đuổi đánh anh M. Rất may nạn nhân có đội mũ bảo hiểm nên không gây thương tích, nhưng chiếc mũ bị bể. Chỉ khi được người dân can ngăn, Thịnh và Phương lên xe bỏ đi. Vụ việc làm giao thông qua khu vực bị ùn tắc.Sau khi sự việc xảy ra, anh M. đã đến Công an P.25 trình báo vụ việc. Lãnh đạo Công an Q.Bình Thạnh chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp Công an P.25 khẩn trương truy xét, đưa Phương và Thịnh về trụ sở.Tại cơ quan công an, Phương và Thịnh đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như trên, bày tỏ thái đội ăn năn, hối hận về hành vi của bản thân.Với tài liệu thu thập được, Công an Q.Bình Thạnh đã ra quyết định bắt khẩn cấp, quyết định tạm giữ Phương và Thịnh về hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Hiện công an đang tiếp tục củng cố chứng cứ vụ vụt gậy vào đầu tài xế công nghệ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán có còn 'ngon ăn' như năm trước ?
Triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng 100 tỉ đồng
Lẫy chuyển số trên vô-lăng giúp tài xế chủ động điều chỉnh cấp số, kiểm soát tốt hơn trong một số tình huống lái xe. Trước đây, trang bị này chỉ xuất hiện trên các dòng xe thể thao nhưng hiện đã phổ biến trên nhiều mẫu xe phổ thông. Tuy nhiên, phần lớn tài xế vẫn chưa tận dụng trang bị này.Tại Việt Nam, đa số tài xế điều khiển xe số tự động di chuyển trong đô thị nên để hộp số tự chuyển theo tốc độ sẽ thoải mái, nhàn nhã hơn. Trong khi đó, lẫy chuyển số chỉ phát huy tác dụng khi cần tăng tốc nhanh, đổ đèo hoặc điều khiển xe trên các cung đường dốc.Hơn nữa, nhiều mẫu xe phổ thông trang bị động cơ dung tích nhỏ cùng hộp số tự động có độ trễ nhất định. Vì vậy, trải nghiệm với lẫy chuyển số khó mang lại cảm giác phấn khích như trên các dòng xe thể thao.Dù đã trở thành trang bị phổ biến, lẫy chuyển số chưa thực sự hữu ích trong điều kiện giao thông hiện nay. Tuy vậy, trong một số tình huống cần kiểm soát tốc độ khi xuống dốc hay cần tăng tốc, sử dụng lẫy chuyển số vẫn giúp tài xế lái xe an toàn và hiệu quả hơn.
Dân Mỹ phá kỷ lục mua sắm trực tuyến ngày Black Friday 2023
Chiều nay (7.1), Báo Thanh Niên sẽ gửi tới độc giả cuộc phỏng vấn HLV Kim Sang-sik, để lắng nghe những câu chuyện về AFF Cup 2024, cùng những dự định tương lai của ông Kim với bóng đá Việt Nam. Một trong những thắc mắc lớn nhất của độc giả Báo Thanh Niên là câu chuyện về Phạm Tuấn Hải. Chân sút 26 tuổi ngồi dự bị ở các trận trước đó, song tại chung kết lượt về, HLV Kim Sang-sik bất ngờ xếp anh đá chính. Để rồi, Tuấn Hải tỏa sáng với 1 bàn thắng, cùng 1 cú sút khiến Pansa Hemviboon đốt lưới. Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi cho HLV Kim Sang-sik: "Ông đã cất Tuấn Hải trong nhiều trận đấu trước đó trên ghế dự bị, rồi bất ngờ sử dụng ở chung kết. Đó là 'quân bài trong tay áo' mà ông đã để dành để khiến người Thái bất ngờ?"HLV Kim Sang-sik trả lời: "Tôi luôn có chiến thuật riêng cho mỗi trận đấu, đi kèm với đó là những cầu thủ phù hợp để đáp ứng chiến thuật ấy. Với tôi, Tuấn Hải là cầu thủ giỏi. Dù trước đó không được ra sân, nhưng Hải tập luyện cần mẫn, chuyên nghiệp. Tôi tôn trọng Tuấn Hải, khi cậu ấy cháy hết mình trên sân tập và thể hiện thái độ tốt. Ở trận chung kết, tôi tin rằng Tuấn Hải sẽ làm được điều gì đó nên quyết định sử dụng. Cảm ơn Tuấn Hải vì đã luôn cố gắng, đã chơi hay ở trận chung kết".Một chi tiết nữa độc giả Báo Thanh Niên cũng quan tâm, đó là thái độ của HLV Kim Sang-sik về bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 của Supachok Sarachat. Báo Thanh Niên hỏi ông Kim: "HLV Masatada Ishii của Thái Lan cho rằng đó là bàn thắng đẹp, còn ông nghĩ sao?".HLV Kim Sang-sik đáp: "Thành thực mà nói, đó không phải là bàn thắng đúng nghĩa. Tôi thất vọng vì thái độ bất lịch sự của Thái Lan. Họ đã hành xử không ổn chút nào. Tuy nhiên, quan trọng là sau đó đội tuyển Việt Nam đã phản ứng mạnh mẽ và ngược dòng thành công".Đội tuyển Việt Nam đã trở lại đỉnh cao AFF Cup sau hơn 6 năm chờ đợi, khi đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 ở hai lượt trận chung kết để lên ngôi vô địch. Chiến thắng tại Rajamangala giúp đội tuyển Việt Nam chạm đến nhiều cột mốc: thắng nhiều nhất trong một mùa giải vô địch AFF Cup (7 trận), lần đầu vô địch trên sân khách, lần đầu thắng Thái Lan 2 trận ở một giải đấu, cũng như lần đầu nâng cúp ở một giải chính thức trên đất Thái.Chiến thắng của đội tuyển Việt Nam mang đậm dấu ấn HLV Kim Sang-sik. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã xoay tua đội hình hợp lý giúp đội tuyển Việt Nam giàu sức biến hóa đến trận đấu cuối cùng.Ông cũng nâng tầm thể lực cầu thủ, truyền động lực để học trò vượt khó. Đội tuyển Việt Nam đã ghi tới... 19 bàn thắng trong hiệp 2 ở giải đấu năm nay, trong đó có những bàn thắng rất muộn của Tiến Linh (90+11), Xuân Son (90+14) hay Hai Long (90+19), minh chứng cho tinh thần quật cường của đội bóng áo đỏ. Chỉ sau 6 tháng huấn luyện, HLV Kim Sang-sik đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của tập thể trước đó còn gặp nhiều khó khăn. Ông trở thành nhà cầm quân người Hàn Quốc thứ hai (sau HLV Park Hang-seo) vô địch AFF Cup, cũng như nhà cầm quân thứ ba trong lịch sử (sau HLV Alfred Riedl và Henrique Calisto) từng thắng Thái Lan."Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua.Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam", HLV Kim Sang-sik bày tỏ.Trong ngày trở về nước (6.1), đội tuyển Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Các cầu thủ Nguyễn Xuân Son, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đình Triệu được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng tặng bằng khen với 29 cá nhân của đội tuyển. Phát biểu chúc mừng, biểu dương đội tuyển, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đến giờ này, ông vẫn trong cảm xúc về hành trình rất dài của đội tuyển tại giải lần này, từ lúc tập luyện đến thi đấu và giành chiến thắng."Đó là hành trình tràn đầy cảm xúc mà đỉnh điểm là trận chung kết, đặc biệt là bàn thắng cuối cùng của cầu thủ Nguyễn Hai Long khi trái bóng từ từ lăn vào lưới với sự bất lực của đối thủ trước sức mạnh của đội tuyển chúng ta. Đó là cảm xúc êm ái và dịu dàng, làm thăng hoa chiến thắng của chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính mộc mạc chia sẻ.Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được là nhờ sự đầu tư, quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhờ nỗ lực của ngành thể thao Việt Nam, với những thăng trầm và kết quả lần này là một sự đột phá; nhờ người hâm mộ đã luôn yêu quý, đồng hành, ủng hộ đội tuyển, luôn đong đầy tình yêu, sự quý mến.
app cá cược liên minh
Ngày 17.2, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa nguyên đơn là Công ty CP bất động sản Hà Quang; bị đơn là UBND tỉnh và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Sau phần tranh luận, HĐXX nghị án, dự kiến tuyên án vào chiều 20.2.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP Bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy các quyết định hành chính gồm Quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị mới Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Tại phiên sơ thẩm, đại diện luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty CP Bất động sản Hà Quang nêu quan điểm: Quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng.Theo Quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này.Luật sư đại diện nguyên đơn cho rằng, việc xác định giá đất của UBND tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc định giá đất. Sự khác nhau giữa phương pháp thặng dư để tính giá đất của Nghị định 12 và điều 37 Nghị định 71 là về chi phí phát triển dự án. "Điều 37 Nghị định 71 cho phép cộng thêm chi phí kinh doanh của dự án khi tính giá đất. Nếu áp dụng điều 37 Nghị định 71 thì giá đất được ban hành sẽ thấp hơn so với Nghị định 12".Tại phiên tòa, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn tham gia. Vị đại diện này và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cùng quan điểm: địa phương thực hiện trình tự thủ tục định giá, tư vấn, hội đồng thẩm định giá đất đúng quy định.Trong phần nêu quan điểm, đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa đánh giá: Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024 và được thay thế bằng Nghị định 71. UBND tỉnh Khánh Hòa áp dụng không đúng quy định khi áp dụng phương pháp thặng dư xác định giá đất đã hết hiệu lực, ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của Công ty CP Bất động sản Hà Quang. Việc doanh nghiệp khởi kiện, đề nghị tòa án hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh và các thông báo số 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế là có cơ sở. Từ đó, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên hủy các quyết định hành chính nêu trên.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư